InSÁCH

[Review sách] TOTTO-CHAN BÊN CỬA SỔ – Tetsuko Kuroya

review sách totto chan bên cửa sổ của Tetsuko Kuroyanari

Totto-chan bên cửa sổ
(NON-SPOIL)

Tác giả: Tetsuko Kuroya
Dịch giả: Trương Thùy Lan
Năm xuất bản: 2011 (1979 ở Nhật)
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành: Nhã Nam
Số trang: 424
Genre: Non-Fiction, Memoir, Education, History, Classics, Childrens, Education, Japanese Literature
Rating: 3.5/5
Xem cách mình cho rating tại đây để dễ hình dung hơn nhé!

Thoạt đầu đọc “Totto-chan bên cửa sổ” mình nghĩ đây là một câu truyện hư cấu vì mình không tin rằng có sự tồn tại của một ngôi trường như trường Tomoe trên cõi đời này, rằng đó chỉ là ngôi trường trong mơ của tác giả. Thế nhưng câu truyện này được viết dựa trên thời thơ ấu của chính tác giả, Tetsuko Kuroyanari – một diễn viên nổi tiếng của Nhật Bản, ở trường tiểu học Tomoe Gakuen trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai.

Totto-chan là một cô bé hiếu động, cũng vì lẽ đó mà em đã bị đuổi học ở ngôi trường đầu tiên khi em chỉ mới lớp một, nhưng em hoàn toàn được chào đón ở trường Tomoe, một ngôi trường được thành lập bởi thầy hiệu trưởng Kobayashi với lối giáo dục tự do, tôn trọng cá tính của từng học sinh.

“Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải sớm tìm ra “phẩm chất tốt” ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính.”

Và tại ngôi trường này cuộc sống của em đã hoàn toàn thay đổi, cả về trí tuệ lẫn tinh thần và tư tưởng cá nhân, cái mà đã theo em suốt cả quá trình trưởng thành về sau. Vào ngày đầu tiên đến trường, thầy hiệu trưởng Kobayashi đã nghiêm túc lắng nghe em nói suốt 4 tiếng đồng hồ, thầy đã cho em thấy rằng em không hề đơn độc, em không bị xa lánh. Mỗi lần gặp Totto-chan thầy đều nói với em “Totto-chan, em thật là một cô bé ngoan”, chính điều đó đã giúp em thêm tự tin vào chính mình và thậm chí thay đổi cả tư tưởng trong hành động và cuộc đời Totto-chan. Cũng tại trường tiểu học này các em bắt đầu buổi học với môn các em yêu thích, các em hát trước khi ăn, các em được đi bơi mà không phải mặc áo bơi vì theo thầy hiệu trưởng: 

“Thật không tốt nếu để các bạn tự tìm hiểu sự khác nhau của cơ thể bạn nam và bạn nữ một cách không lành mạnh. Thật không tự nhiên nếu cứ phải khổ sở che giấu cơ thể của mình với người khác. Cơ thể nào cũng đẹp cả.”

Giọng văn dễ thương, nhẹ nhàng, ngây thơ, câu truyện được chia làm từng mẫu chuyện nhỏ xoay quanh Totto-chan và những trải nghiệm của em cùng bạn bè và thầy cô ở trường Tomoe, vui buồn lẫn lộn, quyển sách này có thể làm mình bật cười nhưng cũng có thể khiến mình tan nát trái tim. Đây thực sự là một câu truyện đẹp về những tư tưởng và ý niệm về giáo dục. Nếu bạn muốn tìm một câu truyện nhẹ nhàng, dễ thương hay tìm hiểu thêm về tư tưởng giáo dục của thầy Kobayashi thì mình mời bạn hãy đọc “Totto-chan bên cửa sổ” ngay nhé! Quyển sách này cũng phù hợp để bạn tặng cho bạn bè hoặc thầy cô liên quan đến ngành giáo dục đó. 

“Không được gò các em vào kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo.”

NOTE: Một quyển sách khác nói về giáo dục rất hay khác là “CHIẾN BINH CẦU VỒNG” của Andrea Hirata, một quyển sách nhỏ nhưng chứa đựng rất nhiều nghị lực phi thường, quyển sách này đã làm mình cay mắt rất nhiều lần. Bạn xem chi tiết review của mình ở link sau nhé:

CHIẾN BINH CẦU VỒNG – Andrea Hirata

Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!

0

You may also like

Leave a Reply